Albrecht, Công tước của Phổ
Albrecht, Công tước của Phổ

Albrecht, Công tước của Phổ

Albert của Phổ (tiếng Đức: Albrecht von Preussen; 17 tháng 5 năm 1490 - 20 tháng 3 năm 1568) là một thân vương người Đức, và là Grand Master đời thứ 37 của Hiệp sĩ Teuton, sau khi chuyển sang Giáo hội Luther, ông trở thành người cai trị đầu tiên của Công quốc Phổ, nhà nước thế tục kế thừa từ Kị sĩ đoàn quốc Teuton trước đây. Albert là nhà cai trị đầu tiên ở châu Âu tuyên bố Tin Lành là quốc giáo chính thức của lãnh thổ mình cai trị. Ông đã cai trị đất Phổ trong gần 6 thập kỷ (1510 - 1560). Albert là một thành viên của Nhà Hohenzollern thuộc nhánh Brandenburg-Ansbach. Ông trở thành Grand Master của Dòng hiệp sĩ Teton, chính nhờ vào kỹ năng lãnh đạo chính trị xuất sắc của mình, ông đã đảo ngược sự suy tàn của Nhà nước Teuron. Nhưng Albert lại là người đồng cảm với những học thuyết của Martin Luther, nên đã nổi dậy chống lại Giáo hội Công giáo La MãĐế chế La Mã Thần thánh bằng cách chuyển đổi Nhà nước Teuton thành Công quốc Phổ, một nhà nước quân chủ cha truyền con nối, Albert để lãnh thổ của mình trở thành chư hầu của Ba Lan, thể hiện lòng kính trọng của ông với người chú Sigismund I, Vua của Ba Lan. Sự sắp xếp đó đã được xác nhận bởi Hiệp ước Kraków vào năm 1525. Albert cam kết một lời thề cá nhân với Nhà vua và đổi lại được cai trị Công quốc Phổ cha truyền con nối đời đời dành cho các hậu duệ của ông.Công quốc Phổ trở nên thịnh vượng dưới thời cai trị của Albert, mặc dù ông có gặp một số rắc rối với tầng lớp nông dân, việc tịch thu đất đai và tài sản của Giáo hội Công giáo đã cho phép ông ủng hộ các quý tộc và cung cấp chi phí cho triều đình Phổ mới thành lập.Ông tham gia Liên đoàn Torgau vào năm 1526, và liên minh với những người theo đạo Tin Lành trong âm mưu lật đổ Hoàng đế Charles V của Thánh Chế La Mã sau khi ban hành Sắc lệnh Augsburg vào tháng 05/1548. Albert thành lập trường học ở trong tất cả các thị trấn trên lãnh thổ của mình và thành lập Đại học Königsberg vào năm 1544.[2] Ông quảng bá văn hóa và nghệ thuật, bảo trợ các tác phẩm của Erasmus ReinholdCaspar Hennenberger. Trong những năm cuối cùng cầm quyền, Albert buộc phải tăng thuế thay vì tiếp tục tịch thu đất đai của nhà thờ hiện đã cạn kiệt, gây ra cuộc nổi dậy của nông dân. Các âm mưu của những nhân vật tiếng tâm trong triều đình như Johann FunckPaul Skalić cũng dẫn đến nhiều tranh chấp tôn giáo và chính trị khác nhau. Albert đã trải qua những năm cuối đời hầu như bị tước quyền và qua đời tại Tapiau vào ngày 20 tháng 3 năm 1568. Con trai của ông, Albert Frederick, đã kế vị ngai vàng Công quốc Phổ.

Albrecht, Công tước của Phổ

Kế nhiệm Albert Frederick của Phổ
Thân mẫu Sophia của Ba Lan
Tiền nhiệm Frederick của Sachsen
Sinh 17 May 1490[1]
Ansbach, Brandenburg-Ansbach, Đế quốc La Mã Thần thánh
(nay là Bayern, Đức)
Mất 20 tháng 3 năm 1568(1568-03-20) (77 tuổi)
Lâu Đài Tapiau, Tapiau, Phổ
(ngày nay Gvardeysk, Nga)
Phối ngẫu Dorothea của Đan Mạch
Anna Marie của Brunswick-Lüneburg
Tôn giáo Công giáo La Mã (đến năm 1525)
Tin Lành (từ năm 1525)
Hoàng tộc Nhà Hohenzollern
Tại vị 10 April 1525 – 20 March 1568
Hậu duệ Anna Sophia
Albert Frederick
Thân phụ Frederick I của Brandenburg-Ansbach